Mất kinh trong thời gian dài sẽ khiến cho chị em vô cùng lo lắng. Trong đó, nhiều chị em thắc mắc: 7 tháng không có kinh nguyệt nhưng không có thai là bị gì? có sao không? điều trị bằng cách nào? Để giúp chị em biết rõ hơn về tình trạng này, chúng tôi sẽ cung cấp ngay loạt thông tin y tế chi tiết ngay bên dưới.
7 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT NHƯNG KHÔNG CÓ THAI LÀ BỊ GÌ?
Với những chị em mất kinh lâu ngày nhưng lại không mang thai, chắc chắn sẽ khiến họ lo lắng không biết rằng sức khỏe mình đang gặp vấn đề gì. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng 7 tháng không có kinh nhưng không có thai, rất có thể là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân sinh lý
♦ Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: những chị em áp lực công việc, cuộc sống, dẫn đến tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân gây trễ kinh. Bởi điều này sẽ tạo nên sự ức chế quá trình rụng trứng, làm cho chu kỳ kinh bị ảnh hưởng và đa phần là trễ hơn so với bình thường.
♦ Tác dụng phụ của một số loại thuốc: các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm nội tiết/ giảm cân, thuốc tránh thai,... thường khiến nữ giới bị chậm kinh. Nguyên nhân là do những loại thuốc này có thành phần Estrogen và Progesterone, làm ức chế quá trình rụng trứng.
♦ Cân nặng thay đổi đột ngột: bạn bị tăng hoặc giảm cân đột ngột cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Đặc biệt, khi tăng cân, lớp nội mạc cũng sẽ phát triển quá mức, gây trễ kinh dài ngày.
♦ Mãn kinh sớm: thời kỳ mãn kinh ở nữ giới thường từ 55 đến 65 tuổi. Tuy nhiên, nhiều đối tượng mãn kinh trước tuổi 45, khiến kinh nguyệt ít dần và mất hẳn.
♦ Mất cân bằng nội tiết tố: đây là tình trạng thường gặp ở những bạn nữ giai đoạn mới dậy thì, nội tiết tố thường thiếu ổn định, dễ chậm kinh hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân bệnh lý
♦ Buồng trứng đa nang: đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ giới do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Hiện tượng này là do buồng trứng phát triển các các nang nhỏ, gây cản trở quá trình rụng trứng. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng buồng trứng đa nang có thể khiến chị em bị vô sinh.
♦ Các bệnh lý về tuyến giáp: một số các bệnh lý về tuyến giáp làm tăng khả năng trễ kinh ở nữ giới đó chính là cường giáp, suy giáp,... Đây là những tác nhân khiến phái nữ căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết tố bên trong cơ thể.
♦ Viêm buồng trứng: tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm do vi khuẩn/ virus tấn công không chỉ khiến họ có cảm giác đau tức bụng dưới mà kinh nguyệt cũng thất thường, đặc biệt là bị chậm kinh kéo dài.
♦ Một số bệnh phụ khoa khác: u xơ tử cung, nhiễm trùng lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,... cùng là nguyên nhân khiến chị em trễ kinh dài đến 7 tháng hoặc nhiều hơn.
Dù tình trạng trễ kinh 7 tháng nhưng không phải mang thai là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì bạn cũng không nên xem nhẹ. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cơ bản cho thấy sức khỏe sinh sản của chị em đang bị đe dọa, thậm chí là vô sinh. Vì thế, chị em nên thăm khám thật sớm tại các cơ sở y tế uy tín để có hướng chữa trị phù hợp nhất.
CÁC HƯỚNG CHỮA TRỊ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP 7 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT
Như đã chia sẻ ở trên, tình trạng 7 tháng không có kinh nguyệt nhưng không có thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để biết chính xác, chị em cần phải thăm khám kỹ lưỡng ở các địa chỉ y tế uy tín, từ đó sẽ có các hướng chữa trị phù hợp, chẳng hạn:
Điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi, ăn uống
Với tình trạng trễ kinh 7 tháng là do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài thì chị em nên điều chỉnh lại bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, hãy giảm bớt số lượng công việc hằng ngày để cơ thể được thư giãn.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các món ăn giàu dinh dưỡng, tránh dùng nhiều rượu bia, các chất kích thích,... Điều này sẽ giúp cho thể trạng chị em được cải thiện, tinh thần sảng khoái và giảm rối loạn kinh nguyệt nhanh chóng.
Sử dụng các loại thuốc phù hợp
♦ Thuốc cân bằng nội tiết tố: Chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như: Slady, PueColazen, Sorento Rimenno,... Những loại thuốc này cần được chỉ định áp dụng sau khi đã được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, nhằm tránh các tương tác có hại.
♦ Thuốc chữa trị tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nhẹ: với tính trạng trễ kinh ở do các bệnh lý viêm phụ khoa nhẹ, chị em có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc uống (kháng sinh/ chống viêm, giảm đau), thuốc bôi bên ngoài,...
Can thiệp ngoại khoa
Với tình trạng 7 tháng không có kinh nguyệt nhưng không có thai là do các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp cổ tử cụng,... ở mức độ nặng, bác sĩ thường chỉ định người bệnh áp dụng các thủ thuật ngoại khoa.
Đây chính là những phương pháp can thiệp trực tiếp vào vùng gây bệnh, loại bỏ các khối u, polyp,... nhằm đảm bảo chức năng vốn có của các bộ phận này. Đương nhiên, để đẩy nhanh quá trình hồi phục, các bác sĩ cũng sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm,... phù hợp nhất.
Có nhiều hướng chữa trị khác nhau dành cho tình trạng trễ kinh 7 tháng nhưng không mang thai. Điều quan trọng hơn hết là bạn cần lựa chọn đúng địa chỉ y tế uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp nhất cho từng đối tượng nữ giới.
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo phụ nữ EVA: eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/kham-phu-khoa-tai-phong-kham-da-khoa-hoan-cau-the-nao-c296a473140.html
+ Báo VTV: Hoàn Cầu - Địa chỉ khám bệnh phụ khoa uy tín tại quận 5, TPHCM
+ Báo Sức khỏe & Đời sống: Thực hư về chất lượng Đa Khoa Hoàn Cầu như thế nào?
#titanhealthy #dakhoahoancau
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
Website: https://dakhoahoancautphcm.vn/kinh-nguyet-97
Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
0 Nhận xét